Tranh chấp thương mại và những điều doanh nghiệp cần biết

LenThai

Thuật ngữ

Tranh chấp thương mại là một khía cạnh không thể tránh khỏi khi kinh doanh trên thị trường hiện nay. Nhằm bảo vệ lợi ích, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, việc nắm vững những vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh là điều hết sức cần thiết. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại hiện nay.

Khái niệm tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại hay còn gọi là commercial disputes là những mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong một mối quan hệ cụ thể nào đó có thể kể đến là:

  • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, vận chuyển hàng hóa, đầu tư tài chính, ngân hàng,..
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quy định sẵn.

Mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại bởi hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi ích của các bên còn lại. 

Tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân với nhau.  Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại trong các giao dịch, bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại.

Tranh chấp thương mại được phân loại như thế nào?

Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau, tranh chấp thương mại được chia thành nhiều loại tranh chấp khác nhau bao gồm:

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại gồm tranh chấp thương mại trong và ngoài nước.
  • Căn cứ vào số lượng của bên tranh chấp: Tranh chấp thương mại gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
  • Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp gồm tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tài sản, đầu tư tài chính…
  • Căn cứ vào quy trình thực hiện: Tranh chấp thương mại gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng cũng như tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp gồm tranh chấp thương mại, tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.

Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay

Hiện nay, theo quy định của pháp luật nhà nước, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp gồm: thương lượng, hòa giải, tòa án và trọng tài.

  • Thương lượng là cách thức giải quyết tranh chấp thông qua việc đôi bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự trợ giúp, hỗ trợ hoặc phán quyết của bất kỳ bên trung gian nào.
  • Hoà giải: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại bỏ tranh chấp đã phát sinh.
  • Giải quyết các tranh chấp thương mại bằng tòa án: Đây là cách thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ, nghiêm ngặt,… Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án thông qua hai cấp bậc xét xử vô cùng chặt chẽ.
  • Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết thông qua các hoạt động của trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết của trọng tài buộc hai bên tranh chấp phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện theo. Cách thức giải quyết này không được công khai, đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối.

Kết quả tranh chấp thương mại sẽ tùy thuộc vào phương thức giải quyết mà đôi bên lựa chọn, có thể là sự đồng tình thông qua đàm phán hoặc các quyết định của trọng tài, tòa án. Ngoài ra, để hạn chế những rủi ro liên quan đến tranh chấp thương mại, lời khuyên dành cho các tổ chức, doanh nghiệp chính là tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ từ khâu lựa chọn đối tác đến khâu ký kết hợp đồng.

Trang Thông tin FinTech mới nhất

Danh mục

FinTech

EBanking