Fintech là gì? Tình hình các thị trường Fintech tại Việt Nam 2024

Van Nguyen

FinTech

Những năm gần đây thị trường Fintech Việt Nam trở nên sôi động và có nhiều thành tựu đáng chú ý, đặc biệt là trong mảng thanh toán, cho vay. Nhưng mấy ai hiểu được Fintech là gì, có nguồn gốc như thế nào và tình hình thị trường Fintech tại Việt Nam hiện nay như ra sao. Vậy nên hôm nay iFintech.vn sẽ giúp mọi người có cách nhìn tổng quan nhất về Fintech.

Tìm hiểu về Fintech

Fintech là gì

Fintech là viết sự kết hợp giữa Financial – tài chính và Technology – công nghệ, gộp chung có nghĩa là công nghệ tài chính, hiểu chính xác đó chính là áp dụng, đưa công nghệ vào lĩnh vực tài chính giúp cho ngành tài chính có những bước phát triển mới thích ứng nhanh với nhu cầu của khách hàng thời đại 4.0

Hay FinTech là các ứng dụng mới, quy trình, sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ tài chính bổ sung và được cung cấp như là một quá trình kết thúc thông qua Internet..

Hoặc cũng có thể, Fintech là việc sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính mới và cải tiến.

Tóm lại mọi người có thể hiểu Fintech chính là sử dụng công nghệ để hỗ trợ các dịch vụ sản phẩm liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ nhằm đem lại những giá trị tốt nhất, phù hợp nhất.

Nguồn gốc của Fintech

Muốn hiểu tại sao lại có Fintech thì cũng không có gì là khó bởi nó là xu hướng tất yếu khi Internet ngày càng làm chủ tác động mạnh vào cuộc sống và thói quen của con người. Đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhanh tạo dành chiếm vị thế thượng phong trong tất cả lĩnh vực cụ thể đó chính là những chú robot làm việc thay thế cong người. Vậy trên cùng với các lĩnh vực khác tài chính cũng là mảng cần có sự đổi mới để hòa nhập và đáp ứng xu hướng.

Một phần của động lực thúc đẩy sự xuất hiện của fintech là do công nghệ thông tin đã làm cho mọi thứ – từ máy tính đến ô tô – rẻ hơn và nhiều chức năng hơn, nhưng đơn giá của trung gian tài chính dường như không thay đổi nhiều trong hơn một thế kỷ qua.

Fintech là tìm ra cách làm rẻ hơn để vượt qua những mâu thuẫn trong hợp đồng tài chính và giảm chi phí dịch vụ tài chính để cải thiện phúc lợi người tiêu dùng. Không chỉ là rẻ hơn mà còn giúp cho các dịch vụ tài chính nhanh hơn, tiện hơn so với các hình thức sử dụng trước đó. Như vậy có thể thấy nguồn gốc của Fintech đó chính là đến từ con người, người tiêu dùng dịch vụ tài chính.

Bản chất của Fintech là gì

Bản chất của Fintech đó chính là công nghệ và công nghệ, để có thể xây dựng lên một xu hướng một mảng lĩnh vực riêng biệt thì bản chất đến từ công nghệ mà cụ thể chính là công nghệ IT, công nghệ AI.

Đem những công nghệ mới ứng dụng vào dịch vụ tài chính, làm ra những sản phẩm phục vụ dịch vụ tài chính nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn và rẻ hơn. Bởi vậy các công ty tài chính hiện nay nếu như yếu về mảng công nghệ thì không thể nào bắt kịp và tham gia vào thị trường Fintech.

Fintech-la-gi
Financial Technogoly là gì

Mục đích Fintech là gì

Công nghệ tài chính được tạo ra có rất nhiều mục đích khác nhau nhưng có thể nhìn thấy rõ ràng nhất từ 2 góc độ.

Đối với khách hàng

Đối với người hưởng của Fintech thì bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ, sản phẩm Fintech cao cấp, hiện đại dần tiếp cận với văn minh của thế giới, rút ngắn khoảng cách về trình độ.

Giúp giảm chi phí dịch vụ tài chính khi sử dụng, tiếp cận nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính hơn dù là ở trong nước hay ở nước ngoài. Rút ngắn khoảng cách về không gian lẫn thời gian.

Đối với công ty tài chính

Mang lại một khối lợi nhuận khủng từ kinh doanh các sản phẩm của Fintech. Đây là một trong những thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển nhất hiện nay nó không chỉ soán ngôi các công ty tài chính truyền thống mà còn đe dọa lĩnh vực ngân hàng.

Mở rộng thị trường cung ứng, có thêm nhiều khách hàng tiềm năng cũng như mang sản phẩm ra thị trường thế giới giúp quy mô công ty ngày càng rộng mở.

Đối tượng của Fintech

Có 3 đối tượng chính của Fintech mọi người cần chú ý đến đó là

Công ty Fintech

Công ty Fintech là công ty công nghệ tài chính chuyển về lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Mọi người đừng nhầm lẫn với các công ty hoạt động tài chính trước đo cho ra các sản phẩm Fintech, đố không phải là công ty Fintech.

Nhưng công ty ngay từ khi thành lập thì mục đích nhắm đến và chỉ chọn duy nhất 1 sản phẩm tài chính nào đó để hỗ trợ.

Như công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến Momo, chỉ có cung cấp sản phẩm ví điện thử Momo. Còn như công ty tài chính Shinhan các sản phẩm công ty đưa ra chỉ dừng ở mức áp dụng công nghệ vào tài chính chứ không phải là công ty Fintech.

Fintech-la-gi
Đặc điểm của Fintech

Định chế tài chính

Định chế tài chính (financial institution) là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm).

Đây là các công ty không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng đối tượng nhận đó là các ngân hàng, công ty tài chính. Công ty Fintech sẽ làm trung gian tạo ra các sản phẩm Fintech giúp cho các công ty, ngân hàng hay tổ chức đó kết nối với khách hàng. Cũng là công ty Fintech nhưng đối tượng nhận sản phẩm Fintech là các định chế tài chính.

Khách hàng của Fintech

Tất nhiêu cuối cùng đó chính là khách hàng, dù là công ty Fintech hay định chế tài chính thì cuối cùng vẫn nhắm đến là nhưng người tiêu dùng. Khách hàng chính là yếu tố quyết định sự tồn tại của tất cả các sản phẩm Fintech khi đưa ra thị trường, khi các định chế tài chính áp dụng vào hệ thống sản phẩm dịch vụ của mình.

Một số sản phẩm của Fintech

Fintech là một khái niệm khá mới mẻ cũng đầy hấp dẫn nên cũng được nhiều mảng tài chính ứng dụng. Đối tượng của Fintech cũng khá rộng, chủ tếu rơi vào các hoạt động chính sau:

Thanh toán di động

Cung cấp các giải pháp thanh toán di động nhanh chóng và tiện lợi hơn so với các giao dịch truyền thống. Các công ty khởi nghipeej Finctech mảng này khá lớn, tập trung vào xây dựng các app cung cấp kênh thanh toán mua sắm tiện lợi và nhanh chóng mọi lúc mọi người. Đây chính là sự đe dọa cho ngân hàng hiện nay khi trên 1 sản phẩm tích hợp cả mua sắm, thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền, giữ tiền, tiết kiệm đều có.

Ví dụ: Một số công ty về sản phẩm nay có thể kể đến Momo, Paypal, Tmall, Payoo…

P2P Lending

Các công ty cho vay P2P ra đồi ngày càng nhiều, đây là sản phẩm của Fintech được nhiều người chú ý nhất và đem lại nhiều lợi nhuận, đặc biệt từ những năm 2017 thì hình thức cho vay này càng nở rộ.

Các công ty P2P cung cấp gói vay từ tín chấp, thế chấp đến mua trả góp như: Vay tín chấp theo lương; vay trả góp theo ngày; vay theo sổ hộ khẩu, hóa đơn điện nước, đăng ký xe máy, ôtô; vay cầm cố tài sản, vay cầm cố ôtô đang thế chấp ngân hàng; vay mua ôtô, nhà trả góp…

Ví dụ các sản phẩm: Vay Doctor Đồng, ATM online, BaGang, Avay…

Digital Banking

Ngân hàng số chính là giải pháp đưa ngân hàng vươn lên cạnh tranh lại với các sản phẩm Fintech của công ty tài chính. Ngân hàng số – digital Banking là ứng dụng ngân hàng số vào các thực hiện cac dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng trên nền tảng Internet mà không cần đến chi nhánh ngân hàng truyền thống.

Ví dụ: Timo, Viettel Pay, VCB Digibank…các sản phẩm khá nổi bật hiện nay cho ngân hàng số ở Việt Nam

Tham khảo thêm: Digibank là gì

Bitcoin/ Blockchain

Là sản phẩm Fintech mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng đang phát triền rất mạnh ở nước ngoài. Các sản phẩm hỗ trợ giao dịch tiền điện tử và đầu tư vào tiền điện tử giúp cho khách hàng ngày vàng hiểu rõ hơn về loại tiền này cũng như giúp tiền điện tử có thể lưu thông trên phạm vi rộng.

Ví dụ: Một số công ty với sản phẩm như : Axie Infinity, BAP, Bitcoin Việt Nam, Etheremon…

Điểm bán Pos

Cụ thể hơn đó là các công cụ hỗ trợ về bán hàng, các ứng dụng phát triển hỗ trợ cho các cửa hàng, công ty quản lý được doanh số, quản lý được các hoạt động mua bán, chi tiêu của cửa hàng trong ngày, tháng và năm một cách hệ thống hóa chính xác, nhanh chóng và tiền lợi.

Ví dụ: BePos, DCorp, Ibox, KiotViet, Loop Smart Pos….

Gọi vốn cộng đồng

Gọi vốn cộng đồng là một hình thức gây quỹ tập thể mà theo đó những cá nhân đóng góp tiền của họ, thường là thông qua Internet, để hỗ trợ cho các dự án hoặc sáng kiến do người khác hoặc tổ chức khác khởi xướng. Nhờ có Fintech là hình thức gọi vốn tiếp cận nhanh các nhà đầu tư hơn, phân tích dự án, tạo nhiều cơ hội đầu tư kết nối nơi cần vốn và người muốn đầu tư một cách hiệu quả trên phạm vi lớn.

Ví dụ: Betado, Comicola, Fundstart, FundingVN, Fundme.VN…

Quản lý tài sản

Trong hoạt động quản lý tài sản sản ngày càng có nhiều sản phẩm Fintech, hỗ trợ bảo vệ, quản lý và lập kết hoạch chi tiêu đem đến những dịch vụ nhanh , hiệu quả và thông minh giúp thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt trong quản lý tài chính của mình.

Ví dụ: Sản phẩm Fundme.VN, MobiVi, M-Pay, StockBook…

Dữ liệu/ chấm điểm tín dụng /quản lý

Là sản phẩm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động tài chính như phân tích dữ liệu, cung cấp các dữ liệu, báo cáo, tin tức có ích đến kinh doanh, tài chính trong nước và ngoài nước cũng như các thông tin tài chính của từng công ty tập đoàn để từ đó người đầu tư có các định hướng tốt hơn.

Ví dụ: FiinGroup, Nền tảng Algo, Compliy, My Credit, PCB…

Trang web so sánh

Các trang web cung cấp các thông tin về ngân hàng, tài chính dựa trên công cụ so sánh để khách hàng có cái nhìn khách quan về các sản phẩm, đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Ví dụ: TopBank, TheBank, ebaohiem, SmartBuddy

Tình hình thị trường Fintech tại Việt Nam

Cơ hội của Fintech tại Việt Nam

Fintech là cơ hội mở ra cho ngành tài chính Việt Nam có thêm nhiều sự hợp tác, trong đó phải kể đến sự hợp tác với các công ty Fintech nước ngoài, mang lại những sản phẩm Fintech tốt nhất, hiện đại nhất cũng nhân cơ hội đó các công ty Fintech Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm.

Fintech-la-gi
Thị trường Fintech Việt Nam

Hệ sinh thái Fintech rộng chính là ưu điểm cho những công ty Fintech Việt khởi nghiệp và cũng đã được chứng minh bởi các công ty như Momo, Timo, BePos….

Số lượng khách hàng của Fintech ở Việt Nam rất lớn dựa vào số lượng người sử dụng điện thoại di động thông minh và nền tảng Internet được tất cả mọi người sử dụng, đặc biệt là dân số trẻ chính là ưu điểm để chi Fintech phát triển mạnh trong tương lai.

Thách thức của Fintech tại Việt Nam

Thách thức lớn nhất của Fintech khi vào Việt Nam đó chính là

Công nghệ, công nghệ là nền tảng của Fintech nhưng với Việt Nam thì công nghệ còn khá chậm, còn nhiều vấn đề đặc biệt là công nghệ tài chính chưa có ngành nghề hay lĩnh vực đào tạo chuyên sâu.

Chính vì chưa có nền tảng công nghệ nên về nhân lực của Fintech còn hạn chế, buộc chúng ta phải đào tạo nguồn nhận lực ở nước ngoài hoặc đào tạo ngay từ đâu từ a -z cho nhân viên.

Tham khảo thêm: Công ty Easy Fintech Việt Nam tuyển dụng lương cao hay thấp

Về pháp luật, Việt Nam chưa có cơ chế chính sách về công nghệ tài chính rõ ràng nên điểm lợi cho bọn lừa đảo nhưng lại là thách thức chó các công ty Fintech hoạt động chân chính. Vậy để Fintech phát triển lành mạnh và có sức cạnh tranh thì trước hết cần có một cơ chế pháp luật bảo vệ công ty và bảo vệ người tiêu dùng.

Đặc điểm của Fintech Việt Nam hiện nay

Thị trường Fintech chia làm 2 mảng rõ đó là công ty Fintech Việt Nam khởi nghiệp và các dự án Fintech nước ngoài. Số liệu từ Topica Founder Institute ước tính năm 2016, tổng giá trị các thương vụ liên quan đến các startup fintech tại Việt Nam đạt 129 triệu USD, chiếm 63% tổng giá trị các thương vụ khởi nghiệp.

Tại Việt Nam, theo Fintech News (2017), Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số. Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn, chuyển tiền, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin.

So với một số quốc gia trong khu vực số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít; tại Indonesia có 120 công ty Fintech trong nước vào cuối 2016; tại Singapore, tính đến tháng 11/2016 có hơn 300 công ty khởi nghiệp Fintech, hơn 20 ngân hàng toàn cầu, các công ty bảo hiểm đã thiết lập các văn phòng và trung tâm nghiên cứu đổi mới ở Singapore (Clipford Chance, 2017).

Như vậy có thể thấy, sự phát triển Fintech các nước khu vực Đông Nam Á hiện rất mạnh, Việt Nam cũng có nhiều cơ hội phát triền và đẩy mạnh mảng này nhưng Việt Nam vẫn đang ở mức độ nhỏ, chậm và chưa thể nào cạnh tranh được.

Tham khảo thêm: Top Công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam

Fintech lừa đảo

Bên cạnh những ưu điểm đem lại một môi trường tài chính lành mạnh hiện đại và nhanh chóng hơn cho người tiêu dùng, mở ra một trang mới cho ngành tài chính trong nước thì nhiều đối tượng lại lợi dụng hạn chế về pháp lý, chưa có các quy định pháp luật cụ thể về mảng này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người sử dụng.

Hình thức lừa đảo tinh vi, núp bóng dưới các công ty ảo, nhóm lừa đảo họ cố tạo ra các sản phẩm Fintech “dỏm” để bán và kêu gọi người sử dụng và ngay khi người tiêu dùng mua hay sử dụng thì không như lời quảng cáo và đặc biệt là càng dùng càng mất tiền, một trong những vụ tiêu biểu đó là Fintech Group. Lừa đảo nhiều nhất phải nhắc đến các mảng như cho vay, đầu tư, quản lý tài chính và Bitcoin.

Chính vì 1 nhóm đối tượng nhỏ đó làm cho nhiều người hiểu lầm và không tin tưởng vào các sản phẩm Fintech, khiến các công ty khởi nghiệp Fintech gặp khó khăn.

Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì bạn nên hãy dành ít thời gian để tìm hiểu về Fintech là gì, đảm bảo nó rất hữu ích cho tương lai của bản thân bởi sớm muộn gì cũng phải biết rõ, vậy hãy đi trước để có thể nắm bắt tốt không bị lạc hậu so với thế giới.

Trang Thông tin FinTech mới nhất

Danh mục

FinTech

EBanking